Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng

Quá trình chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng đang được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ công chứng. Sự thay đổi này sẽ giúp tăng tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người dân. Các văn phòng công chứng sẽ hoạt động theo mô hình mới, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn
Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng
Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng
(PL&XH;) – Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng đang được Bộ Tư pháp xây dựng, một trong hai phương thức để chuyển đổi các Phòng công chứng (PCC) thành Văn phòng công chứng (VPCC) là thực hiện đấu giá quyền nhận chuyển đổi PCC. Góp ý về quy định này, ngày 19-9, đại diện nhiều PCC trên địa bàn Hà Nội cho biết, nếu lựa chọn phương thức đấu giá, quyền lợi của các cán bộ công chức, viên chức hiện đang làm việc tại các PCC sẽ khó mà bảo đảm.

(PL&XH) – Theo Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng đang được Bộ Tư pháp xây dựng, một trong hai phương thức để chuyển đổi các Phòng công chứng (PCC) thành Văn phòng công chứng (VPCC) là thực hiện đấu giá quyền nhận chuyển đổi PCC. Góp ý về quy định này, ngày 19-9, đại diện nhiều PCC trên địa bàn Hà Nội cho biết, nếu lựa chọn phương thức đấu giá, quyền lợi của các cán bộ công chức, viên chức hiện đang làm việc tại các PCC sẽ khó mà bảo đảm.

Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng
Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng

2 phương án để chuyển đổi PCC thành VPCC

Theo đại diện Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có 2 phương thức chuyển đổi các PCC thành VPCC. Với phương án thứ nhất, tất cả công chứng viên (CCV) đang hành nghề tại địa phương đều có quyền nộp hồ sơ tham gia đấu giá “quyền nhận chuyển đổi PCC” để tạo điều kiện cho nhiều CCV, không chỉ là những CCV đang làm việc tại PCC đó có thể tham gia đấu giá “quyền nhận chuyển đổi PCC” để thành lập VPCC. Theo đó, Sở Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan, Hội công chứng ở địa phương (nơi có Hội công chứng) xác định giá khởi điểm của “quyền nhận chuyển đổi PCC” để tiến hành đấu giá trong các CCV có nhu cầu nhận chuyển đổi. Trường hợp các CCV đăng ký tham gia đấu giá trả giá ngang nhau thì các CCV đang làm việc tại PCC chuyển đổi được ưu tiên trúng thầu. Đối với tài sản như trụ sở, trang thiết bị… hiện đang do PCC quản lý, sử dụng thì được xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đối với trụ sở làm việc mà Nhà nước giao cho PCC được chuyển đổi quản lý, sử dụng thì UBND xem xét, có thể ưu tiên cho VPCC mới được thành lập thuê làm trụ sở.

Đối với phương án thứ hai, việc chuyển đổi sẽ không thực hiện theo phương thức đấu giá đối với “quyền nhận chuyển đổi PCC” mà PCC sẽ được chuyển đổi cho chính các CCV đang làm việc tại PCC (CCV không phải trả chi phí để được nhận chuyển đổi). Thực hiện theo phương án này, Dự thảo Nghị định quy định phương thức chuyển đổi PCC theo quy trình hành chính, không thực hiện việc đấu giá “quyền nhận chuyển đổi PCC”, tức là chỉ chuyển đổi về mô hình hoạt động từ PCC sang VPCC. Còn về cơ bản, toàn bộ CCV, người lao động (NLĐ) được chuyển đổi sẽ chuyển sang làm việc tại VPCC được thành lập trên cơ sở PCC được chuyển đổi. Tài sản của PCC (trụ sở làm việc, trang thiết bị…) sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

Chuyển đổi sang đất ở không qua đấu giá cho 200 nhà đầu tư: Có lợi ích nhóm không? - Tuổi Trẻ Online

Ông Đặng Mạnh Tiến, Trưởng PCC số 4:

Nếu thực hiện chuyển đổi theo phương thức đấu giá thì “quyền nhận chuyển đổi PCC” có nguy cơ rơi vào nhóm người là người đầu tư mà không phải là CCV.
    Ảnh: TL

Đảm bảo quyền lợi cho NLĐ đang làm việc tại các PCC

Đánh giá việc chuyển đổi từ PCC sang VPCC là xu hướng tất yếu, nhất là trong bối cảnh các VPCC đã khẳng định được vai trò, uy tín của mình. Tuy nhiên theo đại diện các tổ chức hành nghề công chứng, phương thức chuyển đổi cần phải tính toán xem nên quy định thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các PCC, trong đó có những người đã gắn bó gần cả cuộc đời với nghề công chứng.

Bày tỏ sự ủng hộ đối với phương án 2, đại diện PCC số 6 cho biết, “việc đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và viên chức, NLĐ đang làm việc tại PCC phải được đặt lên hàng đầu chứ không phải chỉ nhằm vào mục tiêu thu ngân sách. Trong khi thực hiện việc chuyển đổi theo phương thức bán đấu giá rất có thể gây nên tình trạng xáo trộn về mặt biên chế và làm phát sinh thêm các chi phí khi  NLĐ là những công chức, viên chức hiện đang làm việc tại các PCC có thể sẽ phải “ra đường”, còn Nhà nước lại phải nhận thêm những NLĐ mới”. Cùng quan điểm, ông Vũ Đông, Phó Trưởng PCC số 7 nhận định, “việc chuyển đổi các PCC sang VPCC theo Dự thảo Nghị định mới chỉ hướng đến mục tiêu giảm về đầu tư ngân sách cho các PCC mà chưa quan tâm đến việc giải quyết quyền lợi của NLĐ sau khi chuyển đổi. Hiện đội ngũ CCV của TP rất đông đảo, như PCC số 1 đã có đến 30 cán bộ, 17 nhân viên CCV, hệ số lương của các CCV rất cao. Việc giải quyết quyền lợi của NLĐ không hề đơn giản, nếu không lường hết được thì khi triển khai quy định trên thực tế sẽ không khả thi, chưa kể có thể kéo thêm nhiều hệ lụy mà việc giải quyết hậu quả sẽ rất mệt mỏi”.

Cũng lựa chọn phương án 2, ông Đặng Mạnh Tiến, Trưởng PCC số 4 cho biết, thực hiện chuyển đổi theo phương thức đấu giá thì “quyền nhận chuyển đổi PCC” có nguy cơ rơi vào nhóm người là người đầu tư mà không phải là CCV. Bởi lẽ, các CCV đang làm việc tại PCC khó có đủ khả năng tài chính để tham gia đấu giá. Quyền lợi của CCV, NLĐ hiện đang làm việc tại PCC do đó sẽ khó mà được đảm bảo. Đấy là chưa tính đến khả năng gây bất ổn và không kế thừa được hoạt động của PCC đó đã được xây dựng nhiều năm. Do đó nên thực hiện chuyển đổi theo phương án 2, dành ưu tiên “quyền nhận chuyển đổi PCC” cho chính các CCV đang làm việc, PCC và thành lập VPCC trên cơ sở PCC được chuyển đổi. Nếu thực hiện theo phương thức này thì tâm lý và quyền lợi của CCV và NLĐ làm việc tại PCC được chuyển đổi sẽ được đảm bảo hơn” – ông Tiến đề xuất.

Trước quan điểm cho rằng nếu tổ chức đấu giá “quyền nhận chuyển đổi PCC”, sẽ thu được một khoản kinh phí không nhỏ bổ sung cho ngân sách Nhà nước vì các PCC hiện nay trong nội thành Hà Nội, TP HCM có giá trị rất lớn – hàng chục tỷ đồng, TS Tuấn Đạo Thanh, Trưởng PCC số 1 khẳng định, đối tượng của hành vi bán đấu giá hoàn toàn không có. “Tài sản có giá trị lớn nhất là trụ sở thì tôi cho rằng, chẳng có đại gia nào bỏ hàng chục tỷ đồng để nhận về nếu không được thay đổi mục đích sử dụng mà vẫn phải duy trì là trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Với các loại tài sản như xe ô tô, điều hòa… thì đã có sổ sách tài chính căn cứ vào đó mà bán. Còn nói tài sản “thương hiệu”, chẳng hạn thương hiệu PCC số 1 thì rõ ràng là khi chuyển đổi từ PCC sang VPCC sẽ không còn PCC số 1 nữa mà thay vào bằng tên một VPCC nào đó, tức là thương hiệu trước đó đã bị xóa sổ rồi còn cái gì nữa mà bán đấu giá” – ông Thanh nói.

Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng
Chuyển đổi các Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng

Cũng theo TS Tuấn Đạo Thanh, khi xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) các nhà làm luật đã rất cân nhắc rất kỹ khi sử dụng thuật ngữ “chuyển đổi”. “Chúng ta cần hiểu được rằng, thực hiện chuyển đổi không có nghĩa là chấm dứt một PCC để thành lập ra một VPCC mới mà phải duy trì được nguyên trạng về con người, về địa điểm để lập ra một VPCC từ một PCC. Việc chuyển đổi đúng nguyên trạng như vậy là để nhằm hướng đến người dân, hướng đến sự an toàn của giao dịch. Chẳng hạn 25 năm nay, người dân đã quen đến với PCC số 1 ở địa chỉ 310 Bà Triệu rồi, giờ lại thay đổi sang một vị trí khác thì sẽ vừa không thuận tiện cho người dân, vừa phá vỡ quy hoạch công chứng, vừa khó đảm bảo sự an toàn pháp lý cho kho hồ sơ, dữ liệu công chứng hiện đang được lưu trữ ở đây”. “Còn đối với tài sản như trụ sở, trang thiết bị hiện nay chúng ta đã có Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan điều chỉnh và về mặt kỹ thuật, tôi cho rằng việc xử lý vấn đề này cũng không mấy khó khăn. Ngay tại Hà Nội, hiện đã có Cty TNHH MTV về quản lý nhà, khi chuyển đổi PCC có thể chuyển trả trụ sở của PCC về cho Cty này để bảo toàn đồng vốn cho Nhà nước. Sau đó, Cty sẽ cho VPCC mới thuê theo đúng quy định của Nhà nước và TP. Như vậy trong quá trình chuyển đổi này hoàn toàn không thất thoát tài sản Nhà nước, lại tạo sự ổn định cho người dân, DN, đồng thời cũng  phù hợp xu thế chung là giảm gánh nặng chi ngân sách, giảm biên chế” – TS Thanh phân tích, đồng thời cho biết cá nhân ông cũng nghiêng về phương án chuyển đổi thứ 2.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức hành nghề công chứng, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng sẽ tiếp tục được Bộ Tư pháp bổ sung, hoàn thiện. Việc quyết định lựa chọn phương thức nào để chuyển đổi các PCC sang VPCC sẽ tiếp tục được trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng để làm sao đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và viên chức, NLĐ đang làm việc tại các PCC hiện nay. Tuy nhiên, theo Phó Trưởng PCC số 7 Vũ Đông, dù là theo mô hình công chứng Nhà nước hay công chứng tư nhân thì điều quan trọng vẫn chính là làm sao đảm bảo được chất lượng hoạt động công chứng.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 Luật Công chứng 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015) thì “trong trường hợp không cần thiết duy trì PCC thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi PCC thành VPCC trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Chính phủ quy định cụ thể việc chuyển đổi phòng công chứng thành VPCC”